Hiện nay đang có rất nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Hầu hết, các chị em phụ nữ đều rất hoang mang và lo lắng, không biết lý do tại sao lại xuất hiện sự biến đổi bất thường này. Đây có phải là một dấu hiệu xấu đối với bản thân hay không? Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết này nhé.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là do đâu?
Vấn đề đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối khá phổ biến và đại đa số các mẹ bầu đều phải trải qua trong quá trình mang thai. Tuỳ vào sự thay đổi cơ thể của mỗi người sẽ có cảm giác xuất hiện vào những khoảng thời gian khác nhau. Một trong số các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau nhũ hoa phải kể đến đó là:
-
Do tình trạng các cơ và dây chằng bị căng
Trong quá trình thai nhi phát triển sẽ khiến cho bầu ngực của người mẹ thay đổi đột ngột. Ngực sẽ bắt đầu căng hơn do sự phát triển của tuyến sữa để tạo sức ép cho các hệ thống cơ và dây chằng hoạt động liên tục. Chính sự thay đổi này sẽ khiến cho vùng nhũ hoa căng tròn và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
-
Sự thay đổi của các hormone
Khi các mẹ mang thai sẽ dẫn đến sự thay đổi hai hormone estrogen và progesterone khiến chúng tăng nhanh để kích thích tuyến vú nở. Các mô tại vùng ngực cũng bị ảnh hưởng do áp lực tăng sinh và gây ra cảm giác đau nhức và căng cứng. Đặc biệt, phần nhũ hoa thường xuyên tiếp xúc với áo ngực dẫn đến tình trạng đau tức.
-
Do thai nhi phát triển
Trong những tháng cuối khi mang thai, tình trạng đau nhũ hoa sẽ xuất hiện nhiều hơn do gần đến tuần sinh. Lý do là khoang bụng của mẹ sẽ trở nên chật chội đối với các bé. Chính nguyên nhân này khiến cho dạ dày và cơ hoành liên tục phải chịu sự chèn ép dẫn đến triệu chứng ợ nóng. Khi hiện tượng này thường xuyên xảy ra sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên khoang ngực khiến bà bầu bị khó chịu và đau nhức.
2. Một số triệu chứng đau đầu nhũ hoa khi mang thai mà bạn cần chú ý
Triệu chứng của việc đau đầu nhũ hoa sẽ xuất hiện vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 trong thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở lại trong những tuần cuối trước khi sinh.
Tuỳ vào cơ địa của mẹ bầu mà mức độ đau sẽ có sự phân chia có người thì chịu đau, có người thì:
- Đột nhiên đau ngực và kèm theo ho, khó thở nhiều ngày.
- Đau ngực và đau cả hai cánh tay một cách nhức nhối.
- Có dấu hiệu sốt đột ngột.
- Cảm giác chóng mặt, khó thở và tim đập nhanh với việc đổ mồ hôi bất thường.
Đây là một số dấu hiệu đau ngực của mẹ bầu có liên quan đến các bệnh về tim và phổi do đó tuyệt đối không được chủ quan và lơ là.
3. Cách phân biệt đau ngực có thai khác có kinh như thế nào?
Như các bạn đã biết ngoài đau ngực khi mang thai thì các chị em phụ nữ cũng xuất hiện tình trạng đau ngực khi đến kỳ kinh nguyệt.
Chính vì việc này nên rất nhiều người lại lầm tưởng đau ngực khi mang thai với đau ngực đến tháng giống nhau. Sự khác biệt của chúng mà ai cũng phải cần lưu ý đó là:
- Đau ngực có kinh xảy ra vào thời kỳ rụng trứng và hiện tượng này thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra nó còn dẫn đến việc giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng là nguyên nhân chính.
- Đau ngực có thai là hiện tượng xảy ra trong thời kỳ mang thai do sự tăng cao và nhanh chóng của hai hormon estrogen cùng progesterone.
4. Một số cách khắc phục hiện tượng đau nhũ hoa khi mang thai tháng cuối
-
Sử dụng kem làm dịu
Hiện nay với sự phát triển của ngành y học đã xuất hiện khá nhiều sản phẩm làm giảm cảm giác khó chịu tại bầu ngực được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Bà bầu có thể sử dụng quanh khu vực nhũ hoa sau đó massage nhẹ nhàng và thư giãn. Để sử dụng các loại kem này mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác hại không đáng có.
-
Phương pháp chườm lạnh
Đây được đánh giá là một trong những cách rất hiệu quả trong việc giảm đau, tiêu sưng. Việc sử dụng đá có nhiệt độ thấp gây ra cảm giác tê nhẹ tại vùng da tiếp xúc gần và làm giảm sự căng tức ở vùng ngực. Phương pháp này tuy không giải quyết triệt để tình trạng gặp phải nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách sử dụng rất đơn giản bạn chỉ cần để túi đá trên vùng ngực trong khoảng thời gian từ 10-20 phút sẽ thấy rõ công dụng thần ký của nó.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối trước khi sinh mà mọi người cần biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bà mẹ hiểu rõ hơn về các dấu hiệu mình đang gặp phải để có cách giải quyết tốt nhất.
Xem thêm về thương hiệu Chilux – Chuyên cung cấp hàng mẹ và bé uy tín tại Việt Nam.