Mẹ bầu khó thở tháng cuối là một triệu chứng có lẽ đã quen thuộc với nhiều mẹ bầu. Bước vào hành trình vượt cạn và cũng là khoảng thời gian mà tình trạng này diễn ra nặng nhất. Vậy làm sao để giúp mẹ giảm bớt tình trạng này? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Tại sao mẹ bầu khó thở tháng cuối?
Tháng cuối thai kỳ chính là thời gian mà mẹ chịu nhiều vất vả nhất. Liên hoàn các cơn đau nhức xương khớp, nhất là đau thắt lưng, mất ngủ, ăn không ngon,… xảy ra với tần suất cao hơn. Kèm theo đó là các cơn khó thở lại xảy ra thường xuyên khiến mẹ càng thêm nặng nề và mệt mỏi.
Mẹ bầu khó thở tháng cuối nguyên nhân chính do sự phát triển của thai nhi
Chẳng còn bao nhiêu ngày nữa thì mẹ đã có thể đón bé chào đời. Tuy nhiên những cơn khó thở lại không buông tha. Vì lúc này, kích thước thai nhi quá lớn và thể trọng không ngừng tăng lên. Song song đó, tử cung cũng ngày càng mở rộng, gây chèn ép và rối loạn chức năng hô hấp khiến mẹ bầu khó thở tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt là đối với các mẹ mang thai lần đầu và bé nằm ở vị trí cao.
Không những thế, những thay đổi trong cơ thể mẹ lúc này cũng là một trong các thủ phạm chính làm cho bà bầu khó thở về đêm. Các hormone trong cơ thể lúc này ngày càng tăng lên và cao hơn ở giai đoạn đầu mang thai, đặc biệt là hormone progesterone. Tình trạng này đã tác động trực tiếp đến các hoạt động diễn ra ở phổi và ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp nằm ở não của sản phụ. Khiến bà bầu khó thở tim đập nhanh, đôi khi làm cho mẹ dễ hồi hộp, lo lắng.
Bên cạnh các tình trạng mà giai đoạn mang thai mang đến, việc bà bầu khó thở về đêm cần phải chú ý và thường xuyên kiểm tra nếu cơ thể đã có sẵn các bệnh lý về tim mạch, hệ hô hấp,…. Vì nếu các cơn khó thở kèm theo các căn bệnh này sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Cách khắc phục tình trạng khó thở ở những tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
Mẹ bầu khó thở tháng cuối thai kỳ phải làm sao? Tình trạng này là một hiện tượng khá phổ biến và sẽ theo mẹ bầu đến khi bé chào đời. Vì thế mẹ hãy cố gắng chịu đựng một thời gian nữa thì tình trạng này sẽ biến mất. Song song đó để đem lại cảm giác thoải mái hơn mẹ có thể kết hợp các biện pháp sau đây:
-
Thư giãn cơ thể
Tăng cường các hoạt động thể chất giúp mẹ có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Giai đoạn cuối này là thời gian mà mẹ cần nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp các hoạt động giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, xua tan áp lực thai kỳ và làm giảm bớt các triệu chứng thai hành bằng các bài tập massage cơ thể. Thêm vào đó, mẹ hãy gác lại các công việc nặng nhọc và hạn chế đi lại khi mẹ bầu cảm thấy nặng nề và mệt mỏi. Điều này sẽ làm các tình trạng đau nhức ngày càng nặng hơn.
-
Thay đổi tư thế
Nếu vấn đề bà bầu khó thở về đêm cứ liên tục tiếp diễn, làm cho mẹ không thể an giấc. Mẹ hãy thử các tư thế ngủ mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Kết hợp thêm việc sử dụng gối chữ U cho bà bầu sẽ giúp giảm bớt trọng lực của tử cung lên các hệ cơ quan. Khi ngồi, mẹ hãy chú ý ngồi thẳng lưng để giảm áp lực lên cột sống mẹ nhé.
-
Áp dụng các bài thể dục thể chất
Thời gian này cũng là lúc mà mẹ nên kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng từ các bộ môn Yoga, bơi lội, đi bộ,… tạo cho hệ hô hấp có điều kiện hoạt động bình thường và cung cấp nguồn oxy cho hoạt động của các hệ cơ quan, nhất là đối với phổi. Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ cứng bụng khó thở khi mang thai.
Mỗi ngày, chỉ một vài động tác nhẹ nhàng với các bài tập tốt cho hệ hô hấp còn giúp mẹ giải tỏa các cơn căng thẳng, lo lắng với những ngày cuối thai kỳ.
Lời kết
Mẹ bầu khó thở tháng cuối thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ hãy an tâm tịnh dưỡng và áp dụng các bài tập hay chế độ chăm sóc cơ thể hợp lý để xoa dịu tình trạng này mẹ nhé.
>>> Theo dõi tin tức bà bầu và nuôi dạy bé trên App nuôi dạy con. Tải về tại đây