Trẻ mấy tháng biết lật? Bố mẹ cần làm gì và lưu ý những gì để hỗ trợ con trong giai đoạn này để hỗ trợ con. Hành trình phát triển của bé luôn là là sự thiêng liêng mà bố mẹ trân trọng. Hãy cùng Nuoidaycon tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Trẻ mấy tháng biết lật?
Lật hay được gọi là lẫy là cột mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của con. Theo các chuyên gia cho biết, việc trẻ em mấy tháng biết lật còn tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và thể chất của mỗi bé. Các con sẽ có sự tiến triển khác nhau tùy thuộc vào tốc độ phát triển của từng trẻ.
Thông thường đối với câu hỏi khi nào bé biết lật, bố mẹ có thể căn cứ vào mốc thời gian phát triển. Bé sẽ lật vào khoảng tháng thứ 3, 4 và lật sấp ngửa nhẹ nhàng vào cuối tháng thứ 5. Tuy nhiên, cũng có trẻ sẽ “trốn lẫy” tức là bỏ qua bước lật, thay vào đó con học ngồi và bò luôn khi đến tháng thứ 6, 7. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng việc mấy tháng trẻ biết lật, miễn bé yêu vẫn đang phát triển đều đặn thì hãy cứ yên tâm nhé!
2. Bố mẹ nên làm gì để giúp bé tập lật?
2.1. Bé tập lật như thế nào?
Trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở khoảng tháng thứ 3, giai đoạn đầu của quá trình học lật. Bố mẹ có thể thử đặt con nằm sấp, khi thể trạng bé đã đủ cứng cáp. Con có thể nhấc đầu, chống tay để tự nhấc thân mình lên. Động tác này giúp kích thích cơ cần dùng để nâng và xoay người phát triển cứng cáp hơn. Và đến một lúc nào đó, khi khoảnh khắc em bé lật mình một cách tự nhiên, có thể sẽ khiến bố mẹ và cả bé cưng nhà bạn ngạc nhiên đấy!
Thường bé biết lật sấp trước vì hoạt động này dễ thực hiện. Việc lật ngửa đòi hỏi sức lực và sự phối hợp nhịp nhàng của cả cơ thể. Sẽ mất khoảng 1 đến 2 tháng để em bé lật ngửa. Tất nhiên, cũng có những bé sẽ bắt đầu bằng “việc khó” trước và con sẽ lật theo trình tự ngược lại.
Bố mẹ có thể giúp con học lật bằng cách đặt đồ chơi, nằm gần hoặc làm mẫu để khuyến khích con xoay người và trườn về một phía.
Một lưu ý quan trọng bố mẹ cần quan tâm trong giai đoạn bé tập lật chính là việc cho bé nằm trên các mặt phẳng êm ái. Cách dễ dàng nhất, bố mẹ nên cho bé tập lật trong cũi em bé có lớp đệm êm ái. Một số loại đệm ngày nay thường được sử dụng như đệm xơ dừa cho bé giúp hành trình trẻ lật thêm an toàn, tránh nguy hại.
2.2. Dấu hiệu trẻ muốn lật
Khả năng lật của bé sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cân nặng, sinh non và sở thích của bé. Trong sự hỗ trợ của ba mẹ là yếu tố quan trọng nhất để giúp bé nhanh cứng cáp. Để đạt được điều này, mẹ cần quan sát để ra những dấu hiệu để chuẩn bị cho cột mốc “lật lăn” sắp tới của con như:
- Khi được đặt nằm sấp, bé có thể tự ngẩng đầu dậy, đồng thời tự chống khuỷu tay để nâng ngực lên.
- Lúc nằm ngửa, bé có xu hướng đá chân hướng lên phía trước; cong lưng, dùng tay với lấy bàn chân hoặc tìm cách xoay hông sang một phía.
- Khi mẹ bế bé thẳng đứng trên một mặt phẳng, bé có thể đạp bàn chân xuống bề mặt đó.
- Con hay thích nằm nghiêng.
- Khi chơi bé sẽ tỏ ý muốn trườn người về phía món đồ đang thu hút sự chú ý.
2.3. Bố mẹ nên hỗ trợ bé tập lật như thế nào?
Vậy là bạn đã có thể nắm được thông tin trẻ mấy tháng biết lật và những dấu hiệu cho thế bé sẵn sàng làm điều này. Lúc này, bố mẹ có thể hỗ trợ bé yêu bằng cách khuyến khích con học thêm những kỹ năng mới thông qua việc chơi đùa cùng bé.
Nếu bạn thấy bé xoay người tự nhiên, hãy giúp con phát triển kỹ năng này bằng cách dùng đồ vật con thích lắc qua lắc lại theo hướng ngược chiều để bé được thực hành thường xuyên. Bố mẹ đừng quên vỗ tay khen thưởng, mỉm cười và nhìn thằng vào mắt bé nhé! Lật là một bài tập rất thú vị, nhưng trong những lần tập đầu bạn vẫn nên chú ý theo sát bé nhé. Hãy chú ý những vị trí đặt bé, trên mặt giường hoặc những bề mặt cao hơn nền đất cứng, đều có thể gây chấn thương khi con vô tình lật ngã từ trên xuống.
>> Xem thêm: Lợi ích đáng kinh ngạc từ việc trang bị nôi cũi cho bé
3. 4 nguyên nhân khiến trẻ khó biết lật
Trẻ mấy tháng biết lật? Về vấn đề này bạn đã nắm được con số cụ thể. Như đã nói ở trên, chúng còn phải tùy thuộc vào sự cứng cáp của trẻ. Đặc biệt là nếu bé mắc phải một trong 4 nguyên nhân sau đây sẽ có nhiều khả năng con chậm biết lật hơn.
3.1. Thừa cân
Nhiều chuyên gia sức khỏe sinh sản đã nhấn mạnh: Không phải thai nhi càng to thì đồng nghĩa với việc bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, việc mẹ ăn uống không đúng khoa học, ăn quá nhiều nhưng lại không đủ chất. Khiến trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng cân nặng vượt chuẩn sẽ còn làm tăng nguy cơ bệnh tật ở trẻ. Trong đó bao gồm cả việc cản trở quá trình phát triển các kỹ năng bẩm sinh ở trẻ như lật, lăn, trườn, bò…
3.2. Hàm lượng canxi thấp
Cơ và xương đóng vai trò là dây nguồn để khởi động và duy trì các hành động của cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ một động tác lật người cũng cần phải phải tốn kha khá sức lức. Vì vậy, nếu bé không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, nhất là khi thiếu canxi. Cơ bắp sẽ èo ọc, thiếu sức sống. Hệ xương khớp phát triển không hoàn thiện. Hai nguyên tố này khiến trẻ cảm thấy khó khăn khi cử động, thậm chí là làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
3.3. Cơ thể không thoải mái do quần áo quá nhiều, quá bó sát
Bố mẹ khi chăm trẻ sơ sinh luôn có nỗi lo bé cưng sẽ bị nhiễm lạnh nên có thói quen mặc nhiều quần áo hoặc quấn khăn thật dày kín cả người bé. Tình trạng này dễ khiến hạn chế các cử động, làm mất cân bằng thân nhiệt và có thể làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.
Tùy theo nhiệt độ phòng mà mẹ nên lựa chọn trang phục phù hợp cho con. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tốt nhất, mẹ nên chọn loại vải có khả năng thấm hút tốt, nhẹ nhàng, mềm mại và có độ co giãn nhất định. Như vậy vừa tạo điều kiện tốt cho sự phát triển toàn diện của bé cưng, vừa khiến con thích thú để tập các kỹ năng cần thiết.
3.4. Trở ngại tâm lý
Nếu bé nhà bạn từng có những “ấn tượng” không mấy vui vẻ khi thử lật người trong những lần thử đầu tiên. Vô hình chung con có khả năng sẽ bị ám ảnh tâm lý tiêu cực. Trường hợp này, không nên thúc ép con thực hiện các bài tập luyện nếu con không muốn tập. Hãy nhẫn nại và dẫn dắt con từ từ bố mẹ nhé. Có thể chia nhỏ thời gian tập theo những khoảng ngắn. Dần dần khi con đã thích nghi và xóa bỏ được tâm lý sợ hãi trước đó thì có thể tăng thời gian tập lên.
>> Xem thêm: Tổng hợp 8 cách đơn giản để bé sớm biết nói
4. Một số lưu ý khi mẹ giúp em bé lật
Khi đã biết được trẻ mấy tháng biết lật, mẹ thể hỗ trợ và kích thích quá trình luyện tập này của trẻ. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý một số điều sau đây:
- Chơi đùa cùng bé: bố mẹ có thể đặt những những loại đồ chơi có chất liệu an toàn mà bé thích ở ngoài tầm với của trẻ một chút, một món đồ chơi sặc sỡ chẳng hạn. Khi đó, bé cưng sẽ chủ động dịch chuyển tới hướng có món đồ chơi đó. Hoặc đơn giản hơn là mẹ giữ khoảng cách với bé, vừa đủ để buộc con phải vươn người ra. Khi thường xuyên thực hiện những động tác này, chúng sẽ kích thích kỹ năng lật của bé. Đồng thời giúp cả 2 mẹ con thư giãn và gia tăng sự gần gũi. Tuy nhiên, mẹ hãy giữ cho trẻ một khoảng không gian an toàn và đảm bảo có thể xử lý kịp thời khi bất kỳ nguy hiểm nào có thể xảy ra.
- Massage nhẹ nhàng toàn thân cho trẻ: hoạt này sẽ giúp bé yêu thích nghi với các vận động trên cơ thể, giúp con thư giãn, ăn ngoan và ngủ ngon hơn. Đồng thời, góp phần giúp kích thích sự phát triển xương khớp được hoàn thiện.
- Hãy cho bé nằm sấp nhiều hơn, nhưng đừng giữ tư thế này quá lâu: Việc hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, các mẹ cần hết sức chú ý điều này để tránh gây tổn thương vùng bụng và dễ khiến con bị nôn trớ. Từ đó, không những không giúp bé học lật được mà còn phản tác dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các mẹ cũng nên lưu ý đến nơi bé nằm.Không nên đặt con trên mặt phẳng quá cứng vì sẽ làm bé bị đau, nhưng cũng không nên quá mềm, lún vì sẽ khiến việc lật của con khó khăn hơn.
- Chia nhỏ thời gian tập, không để trẻ học lật quá 20phút/ngày: Việc cơ thể chưa hoàn thiện không cho phép trẻ hoạt động liên tục trong nhiều giờ. Điều này sẽ làm con dễ bị mệt, đuối sức dẫn đến có thể bỏ bú, thay vào đó chỉ ngủ li bì… Do vậy, mẹ nên chia thời gian tập một lần cho bé chỉ khoảng từ 2 đến 3 phút và không quá 20 phút mỗi ngày.
5. Bé biết lật sớm có tốt không?
Nếu thời gian bé yêu của bạn biết lật sớm hơn những con số đã được đề cập ở phần 1 – “trẻ mấy tháng biết lật” thì mẹ đừng lo nhé. Theo kết quả của bài kiểm tra vận động của trẻ từ 0-6 tuổi (Denver II) được áp dụng trên 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới cho thấy, có đến 25% trẻ lật sớm ở mốc 2,5 tháng tuổi. Nếu em bé nhà bạn biết lật sớm ở mốc 2 đến 2,5 tháng tuổi, chứng tỏ con đang nằm trong phân loại “vượt trội”. Điều này hoàn toàn có lợi con bé.
Trẻ biết lật sớm chứng tỏ khả năng vận động thô tốt của con tốt. Mở ra khả năng con có thể học ngồi, bò, đi đứng sớm. Điều này còn kéo theo sự phát triển toàn diện của con về tất cả các lĩnh vực khác bao gồm vận động tinh, giác quan và ngôn ngữ.
Trường hợp này, mẹ hãy tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để hỗ trợ con sớm thành thạo kỹ năng cả lật sấp và lật ngửa. Như vậy, vừa giúp các cơ xương khớp của con sớm hoàn thiện và cứng cáp hơn. Lại vừa giúp con giảm thiểu được các mối nguy khi ngủ mẹ nhé.
Nuoidaycon hi vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã có thể trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết lật và biết cách để hỗ trợ con trong giai đoạn này tốt nhất.