Theo thống kê có đến 20% trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng sau sinh vài ngày hoặc vài tuần. Bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ, không gây đau hay ảnh hưởng nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên, khi bé nổi mụn đầu trắng bố mẹ cũng nên biết kinh nghiệm xử lý để phòng ngừa dẫn đến những vấn đề không mong muốn khác.
1. Biểu hiện trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng
Ngoài nổi mụn đầu trắng, thông thường khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Đây là căn bệnh dễ mắc rất nhiều bệnh lý trên bề mặt da như dị ứng, rôm sảy, mụn sữa,… Bố mẹ cần hết sức chú ý đến những biểu hiện trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng. Từ đó phân biệt với các bệnh khác và có cách xử lý cho phù hợp. Cụ thể:
- Nhìn thấy trên da bé xuất hiện các vết mụn đầu trắng. Đặc biệt chú ý đến các vùng như má, cằm, trán và thái dương, đây là những vùng cơ thể của bé dễ nổi mụn đầu trắng nhất. Tuỳ vào từng trường hợp mà mụn đậu trắng có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc đôi khi phải mất đến vài tháng.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh. Trong đó thường bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:
2.1 Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh đầu trắng được cho là không nguy hiểm với trẻ. Tuy nhiên việc nổi mụn đầu trắng cũng là dấu hiệu dẫn đến một vài vấn đề da liễu gây ảnh hưởng tới trẻ. Bố mẹ cần chú ý một vài bệnh da liễu có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng sau đây:
- Ban đỏ nhiễm độc: đây là một hình thức phát ban tự xuất hiện, tự lành, không gây nguy hiểm và cũng không để lại di chứng. Biểu hiện là trên da trẻ có các nốt mụn li ti. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 5 – 12 ngày sau sinh rồi tự mất. Tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến khoảng 6 tuần mới khỏi.
- Bệnh chàm sữa: dị ứng nấm mốc, bụi bận hay di truyền từ bố mẹ là những nguyên nhân gây ra bệnh này. Các nốt mụn li ti có thể xuất hiện trên mặt, khuỷu tay và cả đầu gối của trẻ. Sau đó các nốt mụn này có thể chuyển dần thành mụn nước gây cảm giác ngứa và khó chịu cho bé.
- Bệnh mụn hạt kê (hay còn được gọi là Milia): Nguyên nhân chính của bệnh này là do tế bào chết bị kẹt dưới lỗ chân lông của bé gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì những nốt mụn này chỉ “ghé” cơ thể bé một vài tuần.
- Ngoài ra bệnh lý phì đại tuyến bã ở trẻ sơ sinh cũng là một nguyên nhân gây nổi mụn đầu trắng ở trẻ.
2.2 Nguyên nhân phổ biến
- Lý do phổ biến nhất phải kể đến được cho là có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở người mẹ trong giai đoạn mang thai. Các kích tố của mẹ còn sót lại và truyền qua cơ thể bé bằng nguồn sữa mẹ. Điều này khiến da bé bị bít tắc tuyến nhờn, là nguyên nhân da bé nổi mụn đầu trắng.
- Do mẹ dùng nhiều loại thuốc khác nhau ngay trong quá trình mang thai hoặc khi bé mới chào đời.
- Một nguyên nhân khác là do trong quá trình mang thai và cho con bú mẹ không kiêng những đồ uống có tính chất cay nóng như bia, rượu,… Điều này khiến da trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng.
- Khi cho bé dùng sữa với công thức chứa hàm lượng protein albumin cao cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua xe đẩy cho em bé sơ sinh
3. Mẹo hay xử lý khi trẻ bị mụn đầu trắng
Tình trạng nổi mụn đầu trắng ở trẻ có thể tự biến mất chỉ trong vài tuần. Lâu hơn cũng chỉ mất vài tháng mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, để hỗ trợ cũng như đẩy nhanh quá trình này bố mẹ có thể tham khảo một mẹo xử lý dưới đây:
3.1 Nha đam
Nha đam có chứa chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C, vitamin E – Những hoạt chất này giúp hỗ trợ giữ ấm cho da của trẻ. Ngoài ra, gel nha đam còn giúp hấp thụ lượng dầu thừa trên bề mặt da. Làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng.
Cách dùng:
- Lấy phần gel trắng bên trong lá nha đam tươi, sửa thật sạch với nước để tránh gây kích ứng da.
- Cắt nhỏ nha đam và bỏ vào nồi đun sôi trong 15 phút.
- Chờ cho hỗn hợp còn ấm ấm rồi đem lọc bỏ phần bã.
- Dùng bông gòn sạch nhúng vào hỗn hợp và thoa lên vùng có mụn đầu trắng của trẻ, để im trong 5 – 10 phút.
- Bố mẹ nên làm như vậy cho trẻ mỗi ngày cho đến khi mụn khỏi để đem lại hiệu quả tốt nhất.
3.2 Nước muối sinh lý
Việc dùng nước muối sinh lý sẽ giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và sẹo trên làn da của trẻ. Lưu ý khi dùng biện pháp này, bố mẹ nên pha loãng nước muối để tránh làm xót mặt, đặc biệt là những vùng mụn đã vỡ ra.
Cách thực hiện:
- Pha dung dịch nước muối với nước ấm để làm loãng dung dịch
- Lấy bông gòn hoặc khăn sữa thấm vào nước muối rồi lau nhẹ lên những vùng da nổi mụn đầu trắng của bé.
- Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày để da bé nhanh khỏe hơn.
>> Xem thêm: Ở đâu bán nôi em bé chất lượng?
3.3 Dầu dừa
Theo một số nghiên cứu, dầu thường có công dụng hỗ trợ dưỡng ẩm và làm dịu làn da của trẻ. Chính vì vậy dầu dừa cũng sẽ giúp xử lý được vấn đề mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý dùng dầu dừa 100% tự nhiên để an toàn và tránh gây kích ứng da.
Cách dùng dầu dừa như sau:
- Rửa mặt cho bé bằng xà phòng nhẹ, không mùi.
- Vỗ nhẹ mặt bé để da khô một cách tự nhiên.
- Sau đó dùng một miếng bông gòn sạch, nhúng vào dầu dừa và thoa lên vùng da nổi mụn đầu trắng.
- Bố mẹ nên thực hiện biện pháp này 2 – 3 lần/ ngày để thấy hiệu quả tốt nhất nhé.
3.4 Sữa mẹ
Trong sữa mẹ có chứa chất axit lauric có tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ giữ ẩm cho da. Ngoài ra, sữa mẹ còn rất giàu dưỡng chất như axit béo omega-3 và một số kháng thể giúp cải thiện tình trạng nổi mụn đầu trắng ở trẻ.
Cách sử dụng như sau:
- Rửa mặt cho bé bằng nước ấm hoặc dung dịch xà phòng. Loại xà phòng sử dụng phải tuyệt đối dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
- Dùng bông gòn sạch thấm sữa mẹ rồi thoa lên vùng da bị mụn đầu trắng.
- Để có hiệu quả tốt hơn bố mẹ nhớ thực hiện điều này đều đặn vài lần mỗi ngày.
- Một lưu ý nhỏ cho bố mẹ là chỉ nên dùng sữa mẹ bôi vào những nốt mụn đầu trắng chưa bị vỡ thôi nhé.
Trên đây đã điểm qua những thông tin cơ bản khiến trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng và một vài mẹo xử lý cho bố mẹ tham khảo. Tuy nhiên, để an toàn tuyệt đối bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn khi thấy bé nhà mình xuất hiện tình trạng này. Ngoài ra, bố mẹ có thể ghé xem trang Nuoidaycon.vn để có thêm những kiến thức bổ ích khác về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của trẻ.