Thực đơn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng ai cũng nên biết

397
chất béo cho bà bầu

Cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, con người càng chăm chút kỹ hơn cho đời sống vật chất. Nhất là với phụ nữ đang trong thai kỳ, họ cần được chăm sóc, quan tâm và có một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp cho cả mẹ và bé. Vậy thực đơn cho bà bầu cần đảm bảo những gì, cùng Chilux tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi sinh bé cũng là lúc các mẹ cần dùng đến các loại nôi cũi cho bé chất lượng êm ái, giá tốt nhất. Để được tư vấn thêm hãy đến với chúng tôi.

1. Các dưỡng chất cần có trong thực đơn cho bà bầu

Việc ăn uống khi đang trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, thực đơn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Lúc này, mẹ không nên ăn kiêng hay sợ béo, hãy ăn uống thoải mái, hãy để bé được hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất. Cùng điểm qua các chất dinh dưỡng không thể thiếu cho bà bầu.

1.1 Canxi

Với lượng canxi được bổ sung đầy đủ trong quá trình mang thai, bé sẽ có hệ xương cứng cáp, hệ thần kinh và tim mạch phát triển khoẻ mạnh. Ngược lại, nếu bị thiếu hụt canxi sẽ xảy ra tình trạng bé hút cạn lượng canxi trong cơ thể mẹ, làm suy yếu sức khoẻ cả mẹ và bé. Hơn nữa, việc thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh về xương như biến dạng xương, còi xương,…

canxi cho bà bầu

1.2 Chất béo

Có nhiều phụ nữ vì sợ mỡ thừa, tăng cân  mà hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo trong thực đơn hàng ngày. Nhưng khi đã mang thai, mẹ cần phải bổ sung một lượng chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bởi đây là dưỡng chất quan trọng giúp phát triển não bộ, đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các loại vitamin.

chất béo cho bà bầu

1.3 Chất xơ

Là dưỡng chất có trong rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, chất xơ giúp bà bầu duy trì trọng lượng cơ thể và lượng đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định, đồng thời ngăn ngừa các bệnh như đột quỵ, ung thư. Thiếu chất xơ sẽ gây nên tình trạng táo bón, thừa cân ở bà bầu, ảnh hưởng sức khoẻ cả mẹ và bé.

chất xơ cho bà bầu

1.4 Omega3

Có chủ yếu trong các loại hải sản như cá mòi, cá thu, các loại rau củ, ngũ cốc, đây là dưỡng chất giúp ổn định nhịp tim, giảm xơ vữa động mạch và đặc biệt có tác dụng phòng tránh trầm cảm ở bà bầu.

omega3 cho bà bầu

>> 3 nguyên tắc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

2. Thực đơn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng qua các giai đoạn của thai kỳ

Với những mẹ lần đầu mang thai, chắc chắn sẽ có nhiều lo lắng và bỡ ngỡ, nhất là việc lên thực đơn ra sao cho cả mẹ lẫn bé đều khoẻ và hấp thu tốt. Thai kỳ được chia đều làm 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, nhu cầu về dinh dưỡng sẽ có đôi chút thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, dưới đây là một số thông tin các mẹ có thể tham khảo.

2.1 Thực đơn cho 3 tháng đầu

Ở giai đoạn đầu, rất nhiều mẹ thường xuyên xuất hiện tình trạng ốm nghén, chán ăn,… Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ vẫn cần ăn uống đủ bữa, đủ chất, bởi đây là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan quan trọng như não, tim, gan, tuỷ sống,…

Thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu cần đầy đủ các dưỡng chất như canxi ( có trong sữa, ngũ cốc, cá, tôm), chất sắt ( có trong rau dền đỏ, trứng, đu đủ chín), chất béo, protein ( trong cá, thịt, dầu, đậu) và các loại vitamin ( có trong rau, củ, quả chín).

Trong giai đoạn này, mẹ có thể vì ốm nghén mà thèm đồ chua hay các loại đồ ăn nhanh, tuy nhiên mẹ nên ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất. Đồng thời, mẹ không nên ăn quá mặn hay quá cay, không uống các đồ uống có tính kích thích như cà phê, rượu bia,…

2.2 Thực đơn cho 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn bé phát triển khung xương, chiều cao mạnh mẽ, thai nhi đã lớn hơn và tình trạng ốm nghén ở mẹ đỡ đi nhiều. Mẹ sẽ thấy thoải mái, dễ ăn hơn, một tháng có thể tăng 1 đến 2 cân. Bên cạnh thực đơn tương tự như thời kỳ đầu, mẹ nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, sữa,…  giúp bé có hệ xương chắc khỏe. Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhịn ăn, có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa một ngày thay vì 3 bữa.

2.3 Thực đơn cho 3 tháng cuối

Đến 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ về cân nặng, do đó mà bụng bầu ngày càng to, cơ thể mẹ dễ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Thời gian này mẹ không cần ăn quá no, tránh tăng cân nhiều dẫn đến khó sinh. Ngoài các thực phẩm như giai đoạn trước, mẹ nên ăn thêm rau xanh, hoa quả, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, dưa leo, hành tây, uống nhiều nước và hạn chế đồ ăn vặt.

Trên đây là một vài chia sẻ về thực đơn cho bà bầu, hy vọng bài viết đã cung cấp cho các ông bố bà mẹ những thông tin hữu ích để có một kế hoạch ăn uống lành mạnh, đủ chất trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Chilux để được tư vấn thêm.

https://nuoidaycon.vn/

Để lại bình luận