Những thắc mắc xoay quanh cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi vẫn luôn làm các bậc phụ huynh đau đầu. Ai đã từng làm bố làm mẹ chắc hẳn hiểu điều này. Đừng lo, nếu đang có ý định lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng bố mẹ nên “bỏ túi” ngay những thông tin bổ ích bên dưới nhé.
1. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi cần chất gì?
Ở giai đoạn này, sữa mẹ vẫn giữ vai trò là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Tuy nhiên, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bố mẹ khi tham khảo mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chú trọng bổ sung bốn nhóm dưỡng chất sau đây: chất đạm, chất béo, bột đường, các loại vitamin và khoáng chất theo một tỷ lệ cân đối. Bố mẹ hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm có chứa những nhóm dưỡng chất này.
1.1. Chất đạm
Chất đạm giúp sửa chữa và sản sinh ra những tế bào mới cho cơ thể. Chính vì vậy đạm đóng vai trò quan trọng giúp tăng hệ miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bố mẹ có thể dễ dàng tìm thấy chất đạm trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Cùng với đó là các loại cá, thịt gà, thịt bò, các loại hạt và đậu, bông cải xanh, khoai lang,…
1.2. Chất béo
Trong 3 năm đầu đời của trẻ, chất béo tham gia trực tiếp vào quá trình cấu tạo tế bào não. Và chiếm đến 60% thành phần vật chất não bộ của trẻ. Hơn nữa, chất béo còn là dung môi giúp hoà tan các loại vitamin khác. Vì vậy nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà thiếu chất béo thì bé cũng không thể hấp thụ tốt được.
Các loại thực phẩm có chứa chất béo tiêu biểu như: trứng, sữa, các loại dầu thực vật, mỡ động vật,… Trong đó, không thể không kể đến chất béo từ cá như cá hồi, cá trích, cá thu. Đây được xem là nguồn chất béo tốt nhất vì dồi dào DHA, EPA – Hai chất cực kỳ quan trọng giúp trẻ phát triển não bộ.
1.3 Bột đường
Đây là nhóm thực phẩm chính cung cấp năng lượng cho các hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ, giúp trẻ khoẻ mạnh. Vì vậy khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, bố mẹ nên dùng các loại thực phẩm có chứa tinh bột như các loại ngũ cốc, các loại củ như khoai lang, khoai môn, khoai mì, nui, bắp,…
Tuy nhiên, các loại thực phẩm này thường khá cứng nên bố mẹ nhớ nghiền thật mịn trước khi chế biến và cho trẻ ăn dặm nhé.
>> Xem thêm: Có nên mua ghế ăn dặm để tập ăn cho bé?
1.4 Vitamin và khoáng chất
Mặc dù không trực tiếp tạo ra năng lượng cho bé nhưng để bé nhà mình có thể phát triển tốt và thông minh. Không thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và Lysin.
Các loại vitamin và khoáng chất này bố mẹ có thể lấy từ trái cây, rau củ xay hoặc tán thật nhuyễn để trẻ dễ ăn và dễ hấp thụ hơn.
Trên đây là bốn nhóm dưỡng chất quan trọng nhất cần có trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng. Ngoài ra, trong quá trình lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm có chứa chất sắt, DHA và vitamin D.
Bố mẹ cũng có thể bổ sung bột yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng để tăng cường dinh dưỡng.
2. Nguyên tắc ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Để bắt đầu đưa bé vào “hành trình ăn dặm” bố mẹ cần nắm trong lòng bàn tay những nguyên tắc ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi sau đây:
- Số bữa ăn dặm: tốt nhất là cho bé ăn dặm từ 1 đến 2 bữa trong ngày. Khi bé đã quen với việc ăn dặm bố mẹ có thể xen kẽ thêm các bữa ăn phụ như trái cây, hoặc sữa chua.
- Không thể thay thế sữa mẹ: một sai lầm của nhiều bậc phụ huynh là từ khi cho trẻ ăn dặm đã cắt luôn sữa mẹ. Nên lưu ý là ăn dặm thôi thì không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bố mẹ vẫn cần cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa bột từ 3 – 4 bữa/ ngày
- Bố mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng việc dùng bột ăn dặm ngọt trước. Sau khi bé đã quen thì chuyển dần sang bột ăn dặm có vị mặn để cơ thể bé có thể thích nghi tốt hơn.
- Một điều tuyệt đối nên tránh đó là sử dụng các loại gia vị đậm dành cho người lớn vào đồ ăn của trẻ, đặc biệt là muối.
- Ở giai đoạn này do bé chưa được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, bố mẹ nên cẩn trọng với những món ăn dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng.
- Khi lên lịch ăn dặm cho bé 6 tháng, bố mẹ có thể bắt đầu từ các món dễ ăn trước như ngũ cốc, bột ăn dặm. Tiếp theo là rau củ, trái cây và khi bé đã quen thì có thể thêm thịt gà, thịt bò.
3. Gợi ý một số món ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Nếu lần đầu tiên tìm hiểu về cách lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng, chắc hẳn bố mẹ cũng chưa biết bắt đầu từ đâu giữa vô vàn các món ăn dặm. Hãy để Chilux cho bạn một vài gợi ý nhé.
3.1 Súp khoai tây phô mai kem
Để có một món súp thơm ngon, mềm mịn khiến bé mê tít, bố mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu:
- Khoai tây bi: 5 củ.
- Cà rốt: 1 củ.
- Nấm hương: 3 cây.
- Hành tây: ¼ củ
- Gia vị: 1 tép tỏi, 2 muỗng bơ, 30g bột mì đa dụng, 100ml sữa tươi và 2 thỏi phô mai con bò cười.
Bố mẹ đã sẵn sàng chưa, bắt tay vào thực hiện thôi nào:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai tây, cà rốt đem rửa sạch rồi sắt nhỏ. Ngâm nấm vào nước ấm cho mềm, rửa sạch và thái hạt lựu. Sau đó, cho tất cả vào nồi với lượng nước vừa sấp mặt. Nấu cho đến khi các nguyên liệu đều chín mềm là được.
- Bước 2: Cho tất cả vào máy xay, cho thêm nước vừa luộc rau củ và xay nhuyễn. Có thể cho nước từ từ để súp có độ sánh vừa phải.
- Bước 3: Hành tây rửa sạch băm nhuyễn. Khi chảo nóng cho bơ vào nấu chảy, bỏ thêm tỏi đã băm nhỏ vào phi thơm rồi đổ hành tây vào. Xào đều tay với lửa vừa.
- Bước 4: Khi hành tây mềm, thêm sữa vào. Tiếp đến, pha bột mì với ít nước rồi đổ từ từ vào chảo. Lúc này, bố mẹ nhớ chú ý khuấy liên tục cho đến khi súp sệt lại thì được.
- Bước 5: Cuối cùng cho rau củ đã xay vào, thêm phô mai vào trộn đều đến khi phô mai tan hết thì có thể tắt bếp.
Với vài bước đơn giản chúng ta đã có ngay món súp khoai tây phô mai kem bỏ vào bí kíp xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhà mình rồi nhé.
3.2 Cháo gà cà rốt
Danh sách các cách nấu cháo cho bé ăn dặm, cháo gà cà rốt là món ăn dễ nấu và đầy dinh dưỡng. Với món này, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- Thịt gà (phần ức gà): 30g
- Gạo: 30g
- Cà rốt: ½ củ
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch thịt gà rồi xay nhỏ hoặc băm thật nhuyễn.
- Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Sau đó luộc đến khi chín mềm rồi bỏ vào máy xay nhuyễn.
- Bước 3: Vo gạo và nấu cháo theo tỉ lệ 1:10 trên lửa nhỏ.
- Khi cháo đã chín nhừ thì cho thịt gà và cà rốt vào cháo đảo đều tay. Đổ cháo ra bát và cho bé yêu nhà mình thưởng thức bữa ăn dặm đầu đời thôi nào.
3.3 Bơ trộn sữa
Món này cực kỳ đơn giản vì không cần phải nấu nướng gì luôn. Bố mẹ chỉ cần có những nguyên liệu sau:
- Bơ chín: ¼ quả
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 50 – 60ml
Sau khi chuẩn bị xong:
- Với bơ, bố mẹ bỏ vỏ rồi đem nghiền cho thật mịn.
- Tiếp đến, cho bơ vừa nghiền và sữa vào máy xay nhuyễn rồi trộn đều. Vậy là đã có thể cho bé thưởng thức được rồi nè.
4. Lưu ý cho bé ăn dặm kiểu truyền thống
Để cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách, bố mẹ nhớ một vài lưu ý nhỏ sau đây:
- Tập cho bé ăn dặm bằng cách ăn từng món một. Nghĩa là ban đầu chỉ nên cho bé ăn cháo trắng riêng, sau một thời gian mới thêm từ từ vào các nguyên liệu khác.
- Thay đổi món ăn dặm cho bé cách nhau vài ngày: với cách này vừa có thể cung cấp đa dạng dưỡng chất cho bé, vừa dễ dàng theo dõi xem bé có bị dị ứng với thực phẩm cụ thể nào hay không.
- Không nên cho bé uống nước ép trái cây quá sớm (trước 6 tháng tuổi): Từ 6 tháng tuổi trở đi, ba mẹ có thể cho bé uống nước ép với điều kiện nước ép phải đảm bảo 100% nguyên chất và không cho uống tối ta 120 – 180ml/ ngày.
- Ngoài ra, để dễ dàng hơn trong việc cho bé ăn, bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng ghế ăn dặm cho bé . Đồ ăn sẽ ngon và bé cũng sẽ thích thú với việc ăn hơn khi có một chỗ ngồi thoải mái nữa đó.
Lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ sau này. Ngoài ra, để mang lại trải nghiệm ăn uống thú vị hơn cho con, bố mẹ có thể ghé Chilux và cân nhắc sắm một chiếc ghế ăn dặm cho bé nhà mình nhé. Nhìn bé ăn ngon, khoẻ mạnh chắc hẳn là cả nhà đều được vui.